Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vẩy nến

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng, quyết định cho việc điều trị vẩy nến. Việc ăn uống phù hợp sẽ làm hạn chế sự phát triển của bệnh, nếu chúng ta ăn uống không hợp lý thì dù chúng ta điều trị bằng thuốc gì đi nữa bệnh cũng khó khỏi . Sau đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị bệnh vẩy nến.

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vẩy nến



Ưu tiên:

- Uống nhiều nước: nên uống gấp 2 - 3 lần bình thường.
- Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (nguyên hạt ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu (gạo lức), và lúa mỳ). Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế mất đi vitamin B.
- Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba
- Rau quả: các loại quả có nhiều beta-carotin như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Ăn nhiều rau xanh. Ăn càng nhiều lá xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn. Ăn các rau quả sạch, không chứa thuốc trừ sâu.
- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng.
- Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.
- Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.

Hạn chế:

- Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy.
Nên lấy nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ cá, ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lức...)
- Sữa. Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men (yeast), các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.

2. Chế độ sinh hoạt

-Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
-Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày (Kem vaseline).
-Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
Bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang liều 8 -10 viên/1 ngày chia 2 lần, theo từng đợt từ 3 -6 tháng để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh vẩy nến.

SHARE THIS POST   

  • Facebook
  • Twitter
  • Myspace
  • Google Buzz
  • Reddit
  • Stumnleupon
  • Delicious
  • Digg
  • Technorati

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vẩy nến

Đây là 1 bài viết chia sẻ cá nhân, nếu có gì sai sót rất mong nhận được góp ý của bạn đọc

0 nhận xét: