Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ

Da trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, da của trẻ sơ sinh chỉ dày bằng 1/5 da của người lớn, vì thế da em bé đặc biệt nhạy cảm với tác động hóa chất, vật lý và vi sinh vật, cũng như dễ bị khô. Trẻ sơ sinh cũng gặp khó khăn nhiều hơn trong việc điều hòa thân nhiệt độ do bề mặt cơ thể tương đối lớn, tuyến mồ hôi yếu và khả năng thích ứng tương đối chậm của hệ tuần hoàn trên da. Trẻ rất dễ bị các bệnh ngoài da mà các bà mẹ cần chú ý để điều trị sớm cho các bé để tránh những trường hợp biến chứng có thể xảy ra.

Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ


Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ


Mẩn ngứa ở trẻ

Mẩn ngứa là một bênh viêm da thường thấy ở trẻ nhỏ. có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có thể kể tới yếu tố thời tiết và yếu tố cơ địa. Thường thì những trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa. Ở một số trẻ thì hiện tượng này sẽ mất dần đi khi trẻ lớn, khoảng 2 tuổi trở lên. Mẩn ngứa chủ yếu xảy ra ở hai má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng 2 tay gãi thật lực. Sau một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng, và đóng vảy. Suốt quá trình này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn không ngủ được, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể lực.

Để phòng ngừa các yếu tố gây mẩn ngứa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần bảo đảm da trẻ luôn sạch sẽ, tránh bị kích thích, quần áo phải rộng, mềm mại. Tránh một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, sò, cua hoặc thức ăn tanh. Nếu trong thời gian đang cho con bú, người mẹ cũng nên kiêng ăn một số loại thức ăn mà bé bị dị ứng.

Nổi mề đay ở trẻ

Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ


Nổi mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Biểu hiện của bệnh là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên da mặt, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mề đay khỏi thường không để lại dấu vết.

có thể do trẻ bị tiếp xúc với một số vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn, thời tiết thay đổi … Một số trẻ bị nổi mề đay do di truyền và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Để điều trị hiệu quả chứng mề đay cho trẻ trước hết phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra, mà bác sỹ điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải đi khám ở các cơ sở y tế để có hướng xử trí tốt nhất.

Rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy là chứng bệnh về da thường gặp đối với trẻ vào những ngày hè, khi tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da. Rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ ra mồ hôi nhiều.

Biểu hiện của rôm sảy thường xuất hiện thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán, nách, bẹn… Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân. Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi đó, trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Nếu trẻ gãi làm da sây sát sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Để phòng ngừa , cha mẹ cần luôn giữ cho da trẻ luôn thoáng mát, cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió, tắm hàng ngày cho trẻ và chú ý chế độ ăn uống cho trẻ …

Thủy đậu ở trẻ

Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ


Thủy đậu là một bệnh ngoài da có lây lan. Với những trẻ bệnh thủy đậu, khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Thậm chí trẻ chỉ cần tiếp xúc với dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo của bạn… có chứa virut gây bệnh là cũng thể bị lây bệnh.

Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng chính như là nổi bóng nước (thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân). Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt, trong khi trẻ trên 7 tuổi và người lớn thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn. Các nốt bóng nước này thường nổi từng đợt, xen kẽ bóng nước cũ và bóng nước mới.

Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

Chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là cần thiết cho trẻ.

Chóc lở ở trẻ

Chóc lở ở trẻ xuất hiện kèm theo những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Đây là do sự nhiễm khuẩn da nguyên phát do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài.

Khi trẻ bị bệnh trẻ không biết kêu đau hay không biết nói về tình trạng bệnh của mình. Vì thế các bà mẹ cần chú ý đến những thay đổi trên da bé thường xuyên để có thể đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Da bé rất nhạy cảm nên khi điều trị các bệnh ngoài da cho bé cần có những lời khuyên cũng như có một phương pháp điều trị cụ thể của bác sĩ có chuyên môn. Các bà mẹ không nên tự ý chữa bệnh ngoài da cho bé, vì như thế rất dễ làm tổn thương da của trẻ hơn.

SHARE THIS POST   

  • Facebook
  • Twitter
  • Myspace
  • Google Buzz
  • Reddit
  • Stumnleupon
  • Delicious
  • Digg
  • Technorati

Một số bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ

Đây là 1 bài viết chia sẻ cá nhân, nếu có gì sai sót rất mong nhận được góp ý của bạn đọc

0 nhận xét: