Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Thuốc đặc trị bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là bệnh phổ biến ở Việt Nam bệnh không lây, không di truyền nhưng nó làm cho người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và mât đi vẻ đẹp thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý. Bệnh khó chữa khỏi, nhưng nếu dùng thuốc đúng cách sẽ giảm triệu chứng, giảm tái phát và có thời gian ổn định kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về bệnh vẩy nến và cũng cấp cho bạn một số thuốc đặc trị bệnh vẩy nến.

Biểu hiện của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều ở tuổi đôi mươi, có khi ở tuổi dưới 10 hay trên 50. Nam hay nữ đều mắc. Ở nữ mang thai, bệnh có thể nặng hơn, dễ bùng phát đợt mới hơn; thêm nữa, nữ thường mặc cảm về thẩm mỹ nhiều hơn, nôn nóng chữa không đúng, có khi làm nặng thêm.

Biểu hiện bệnh dễ nhận biết. Khởi phát ở bất cứ vị trí nào, có nhiều người khởi phát ở da đầu phía sau, tồn tại ở đó suốt đời hoặc rất nhiều năm, rồi lan ra toàn thân. Da đầu bị đỏ ở một hay nhiều đám rồi dày lên, hình thành vảy hết lớp này đến lớp khác. Vảy khô không bết dính, tóc vẫn mọc xuyên qua vảy, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, cứ lớp vảy này bong ra thì lớp khác xuất hiện, có giới hạn rõ, làm thành gờ trên mặt da màu hồng hoa đào hay đỏ thẫm.

Sẩn có kích thước rất nhỏ từ các chấm giọt (khoảng 0,2 – 1cm) đến thành các mảng lớn, có khi bao phủ toàn bộ cơ thể. Trên bề mặt sẩn có vảy da trắng như khảm xà cừ. Nếu cạo thấy vảy bong ra từng lớp, dưới cùng là nền da đỏ hồng, rớm các giọt máu nhỏ li ti.
Thuốc đặc trị bệnh vẩy nến



Biểu hiện bệnh vảy nến

Một điểm nữa dễ nhận biết là các tổn thương có vị trí đối xứng ở hai bên cơ thể, hiếm khi xảy ra ở da mặt. Ngoài thể vảy nến thông thường, còn có thể khác như: thể giọt, thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân, thể mủ, thể móng – khớp, thể gây viêm đầu chi liên tục.

Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc gì?

Để điều trị vẩy nến, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với nhóm thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân như methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin,…

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Trong các độc tính chung, có một số độc tính gây bất lợi nhiều hơn cho nữ như tàn phá da (các loại corticoid) có hại cho thai (vitamin A, thuốc ức chế miễn dịch), vì vậy, có những thuốc không nên dùng cho người có thai.

 Tuy là bệnh dễ nhận biết nhưng trong mọi trường hợp người bệnh cần phải khám tại chuyên khoa da liễu, bác sĩ sẽ kiểm tra và cho dùng loại thuốc có lợi nhất với người bệnh. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà có thể làm bệnh tình nặng hơn nếu thuốc đó không phù hợp.
Để điều trị có hiệu quả bệnh vảy nến, ngoài việc dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần phải kết hợp với chế độ chăm sóc da thật tốt và giữ tâm trạng luôn thoải mái bởi điều đó sẽ góp phần hạn chế các triệu chứng đáng tiếc của bệnh xảy ra.

SHARE THIS POST   

  • Facebook
  • Twitter
  • Myspace
  • Google Buzz
  • Reddit
  • Stumnleupon
  • Delicious
  • Digg
  • Technorati

Thuốc đặc trị bệnh vẩy nến

Đây là 1 bài viết chia sẻ cá nhân, nếu có gì sai sót rất mong nhận được góp ý của bạn đọc

0 nhận xét: