Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH CHỮA TRỊ VẨY NẾN Á SỪNG


Bệnh vảy nến á sừng là căn bệnh ngoài da phổ biến, thực chất đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau.
Cả hai loại bệnh đề gây tổn thương cho da nhưng bệnh á sừng có thể chữa khỏi do nó liên quan đến cơ địa của mỗi người còn bệnh vảy nến thì rất khó chữa.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH CHỮA TRỊ VẨY NẾN Á SỪNG

Chữa trị bệnh vảy nến á sừng 


Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh 

1. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến biểu hiện trên da là các mảng mụn đỏ , cá đốm đỏ này sau đó sẽ đóng thành những những vảy khô màu trắng đục. Khi gãi thì những vảy này sẽ bong tróc dễ dàng nhìn như sáp đèn cầy nên được gọi là vảy nến. Bệnh ít khi gây ngứa và cũng không làm người bệnh bị đau. Vảy nến có thể phân bố ở da đầu, khủy tay chân và thậm chí lan rộng toàn than. Trường hợp bệnh nặng sẽ gây sốt , đau nhức và làm biến dạng các chi gây khó khăn cho việc vận động.
Nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến gồm:

- Do yếu tố di truyền

-Do xúc động tâm lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, đặc biệt là bạch cầu loại T

-Các chấn thương liên tục trên da hoặc da bị nhiễm độc nặng

-Thời tiết lạnh hoặc do dùng một vài thuốc như thuốc chống sốt rét, thuốc cao huyết áp…

2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh á sừng
Á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến ở những vùng da thô ráp trên cơ thể như gót chân,đầu các ngón tay chân, các lóp da nứt nẻ nhưng chưa chuyển hóa hết thành sừng nên được gọi là á sừng.

Vùng da bệnh thường bị ngứa và nổi mụn vào mùa nóng làm các móng tay chân xù xì biến dạng. Mùa lạnh da hanh khô bị nứt nhiều gây chảy máu.


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH CHỮA TRỊ VẨY NẾN Á SỪNG

Chữa trị bệnh vảy nến á sừng 
Cho đến nay, nguyên nhân của căn bệnh này vẫn chưa được xác định nhưng có một vài yếu tố chính gây ra bệnh như sau:

- Do yếu tố di truyền trong gia đình

- Do thiếu hụt vitamin A,C,D,E làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Cách điều trị bệnh vảy nến, bệnh á sừng

Cách chữa bệnh vẩy nến
Hiện chưa có thuốc chữa bệnh vẩy nến đặc trị hữu hiệu mà chỉ khắc phục tạm thời những đợt tái phát của căn bệnh này

1- Thuốc thoa ngoài da:
Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.
a-Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Teovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.
b-Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.
c-Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.
d-Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.

2- Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).
3- Dược Phẩm – Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vẩy nến:
a-Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.
b-Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.
c-Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.
d-Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade). Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.
e-Thuốc có nguồn gốc thảo dược AYURDERME và Kliquidclorophyl-A thuốc mới nhất cho hiệu quả điều trị rất tốt .Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh cao đặc biệt không có tác dụng phụ
Cách chữa bệnh á sừng
Bệnh á sừng là do cơ địa bị dị ứng nên bệnh có thể khỏi khi có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Phương pháp điều trị hiện nay là bôi tại chỗ vùng da tổn thương bằng các thuốc tạo sừng và sử dụng kết hợp với thuốc bôi kháng sinh hay chống nấm nếu bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để điều trị á sừng cũng rất hiệu quả.

SHARE THIS POST   

  • Facebook
  • Twitter
  • Myspace
  • Google Buzz
  • Reddit
  • Stumnleupon
  • Delicious
  • Digg
  • Technorati

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH CHỮA TRỊ VẨY NẾN Á SỪNG

Đây là 1 bài viết chia sẻ cá nhân, nếu có gì sai sót rất mong nhận được góp ý của bạn đọc

0 nhận xét: